Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em, học sinh luôn được Đảng, Nhà nước chỉ đạo sát sao. Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn coi công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ chính trị, cốt lõi của ngành. Bộ đã tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiều văn bản nhằm thực hiện hiệu quả, đồng bộ về công tác Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường được đặt lên hàng đầu.
Theo đánh giá, việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường là chủ trương được các cơ sở giáo dục và xã hội đồng tình, ủng hộ. Do đó, việc triển khai thực hiện được nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền và đoàn thể hưởng ứng, tham gia tích cực. Ở mỗi cơ sở giáo dục, công tác phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em được lồng ghép với việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giải quyết mâu thuẫn. Từ đó, tạo ra sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tạo nên hiệu quả thực sự của các hoạt động phòng chống bạo lực học đường.
Với mong muốn trang bị các kiến thức, kĩ năng cơ bản về việc sơ cấp cứu ban đầu trong các tai nạn thương tích hàng ngày cho học sinh và các bậc phụ huynh, trường THCS Thị trấn Văn Điển tổ chức buổi tập huấn với mục tiêu: Hướng dẫn thực hành cấp cứu ban đầu cho giáo viên và phụ huynh học sinh khi có nạn nhân bị bỏng, bị điện giật, bị đuối nước; nhận biết các hành vi, hành động bắt cóc, xâm hại; thực hành thoát hiểm cho lứa tuổi THCS khi bị bắt cóc, xâm hại và bạo lực.
Tham dự chương trình có ông Nguyễn Danh Khoa – Giám đốc đào tạo Viện Khoa học An toàn Việt Nam; bà Đoàn Thị Thanh Bích, bà Nguyễn Thị Thủy - Cán bộ Viện Khoa học An toàn Việt Nam, Ban giám hiệu, các GVCN cùng 43 trưởng ban Đại diện CMHS các lớp.
Bà Đoàn Thị Thanh Bích – Cán bộ Viện Khoa học An toàn Việt Nam chia sẻ về nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích trong đời sống
Ông Nguyễn Danh Khoa
Giám đốc đào tạo Viện Khoa học An toàn Việt Nam
Tại chương trình, ông Nguyễn Danh Khoa – Giám đốc đào tạo Viện Khoa học An toàn Việt Nam đã cung cấp đến các thầy, cô giáo và các phụ huynh tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu ban đầu, những nguy cơ dẫn đến các tai nạn thường gặp trong đời sống (hiện tượng phản ứng khi hút thuốc lá điện tử, đuối nước, điện giật,…), đồng thời hướng dẫn các phụ huynh các bước cơ bản để tiến hành việc sơ cấp cứu.
Tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu ban đầu và những nguy cơ tai nạn thường gặp
Ông Khoa hướng dẫn các phụ huynh tiến hành các thao tác sơ cấp cứu ban đầu
Buổi tập huấn diễn ra thành công tốt đẹp với sự quan tâm của đông đảo các bậc phụ huynh và các thầy, cô giáo. Dự kiến, chương trình tập huấn trang bị các kĩ năng sơ cấp cứu sẽ được Nhà trường phối hợp cùng Viện Khoa học An toàn triển khai giảng dạy cho các em học sinh trong thời gian tới.